Thực tập sinh Nhật Bản có được về thăm nhà không là điều mà bất cứ thực tập sinh nào đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản đều rất quan tâm, bởi không thể phủ nhận được nỗi nhớ nhà và mong muốn được về thăm nhà vào mỗi dịp quan trọng của các TTS.
Vậy thực tập sinh Nhật Bản có được về thăm nhà không? Thủ tục về thăm nhà của TTS Nhật Bản là như thế nào? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Thực tập sinh Nhật Bản có được về thăm nhà
Trong quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật, chắc hẳn có rất nhiều trường hợp xảy ra và cũng chính là lý do thôi thúc các TTS Nhật Bản được về quê thăm nhà. Một trong những lý do đó có thể kể đến như:
- Trong gia đình của thực tập sinh có người bị bệnh nặng hoặc có tang
- Gặp khó khăn trong vấn đề làm thủ tục pháp lý mà phải cần trực tiếp TTS về giải quyết.
- Các dịp quan trọng như: việc cưới xin của gia đình hoặc tết nguyên đán (tết cổ truyền Việt Nam)
- Mốt số lý do khác,…
Mặc dù các thực tập sinh không bị ép buộc hoặc cấm việc về nước trong thời gian đang làm việc ở Nhật. Tuy nhiên, khi bạn đã ký hợp đồng lao động làm việc tại Nhật thì bạn sẽ phải chịu sự chi phối của doanh nghiệp, nghiệp đoàn quản lý lao động và công ty XKLĐ ở Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp Nhật Bản: là đơn vị có quyền quyết định cao nhất trong việc bạn có được về nước hay không bởi chủ doanh nghiệp chính là người trực tiếp sử dụng lao động.
Chủ doanh nghiệp đã phải chi một khoản chi phí không nhỏ để có thể tuyển được lao động về làm việc, việc đồng ý cho lao động về nước sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro là sợ lao động lợi dụng việc về nước để trốn khỏi doanh nghiệp.
Để lao động có thể lao động với hiệu xuất cao nhất bằng năng lực của bản thân phải mất đến khoảng 1 năm làm việc. Vì vậy mà để trường hợp xấu sảy ra sẽ là một điều rất đáng tiếc và gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản.
Chính vì vậy mà, doanh nghiệp Nhật Bản rất hạn chế phê duyệt cho lao động về nước trong thời gian đang làm việc ở Nhật.
Đối với nghiệp đoàn quản lý lao động: là đơn vị trung gian được cấp phép tiếp nhận lao động nước ngoài và đồng thời quản lý lao động trong suốt thời gian đã ký kết trong hợp đồng.
Với những nghiệp đoàn uy tín và có kinh nghiệm xử lý, xét duyệt đơn tốt sẽ phân loại được các yêu cầu với những lý do khác nhau của thực tập sinh. Đối với những yêu cầu không đúng sự thật, nhằm mục đích trốn ra ngoài sẽ dễ dàng bị nghiệp đoàn phát hiện và từ chối.
Thực tế tỉ lệ được duyệt đơn yêu cầu về nước rất ít do phải xử lý quá nhiều đơn yêu cầu về nước ảo đến từ các TSS.
Đối với công ty XKLĐ ở Việt Nam: Là đơn vị được bộ Thương Binh và Xã hội cấp phép xuất khẩu lao động đi nước ngoài làm việc. Công ty cũng phải chịu trách nhiệm về quản lý lao động đã xuất khẩu trong suốt thời hạn đã ký trong hợp đồng. Nếu để xảy ra trường hợp lao động bỏ trốn sẽ phải chịu hậu quả rất lớn, đồng thời bị 2 đơn vị doanh nghiệp Nhật Bản và nghiệp đoàn khiển trách.
Thực tế tỉ lệ bị từ chối yêu cầu về nước của thực tập sin là rất lớn, do phải xử lý khá nhiều đơn ảo mỗi ngày.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp gửi yêu cầu đã được chấp thuận và về nước thành công bởi vì đã đưa ra được lý do chính đáng. Quan trọng nhất là từ khẩu doanh nghiệp họ đã hiểu bạn và chấp nhận cho bạn về nước.
Thủ tục về thăm nhà của TTS Nhật Bản
Thủ tục về thăm nhà của TTS Nhật Bản không khó nếu như bạn nắm chắc được các bước và những điều cần lưu ý dưới đây:
Bước 1: Viết đơn yêu cầu về nước thăm nhà
Nội dung đơn yêu cầu về nước bao gồm các nội dung phải được trình bày rõ ràng như sau:
- Lý do phải về nước
- Thời gian và địa điểm cụ thể bạn sẽ đến khi về Việt Nam
- Địa chỉ/ số điện thoại của người thân để doanh nghiệp liên hệ xác minh lý do về nước của bạn.
- Trình bày cụ thể và chi tiết lộ trình của bạn kể từ khi bắt đầu rời xí nghiệp đến khi bạn quay trở lại xí nghiệp.
- Bạn sẽ được doanh nghiệp giữ lại giấy tờ có giá trị hoặc 1 khoản lương để giữ uy tín.
Bước 2: Gửi đơn cho doanh nghiệp Nhật Bản
Sau khi hoàn thành đơn yêu cầu về nước với đầy đủ các thông tin trên thì bạn sẽ gửi cho chủ doanh nghiệp phê duyệt. Nếu được chấp thuận chủ doanh nghiệp sẽ ký xác nhận cho nhận.
Tiếp theo bạn sẽ chuyển đơn đó tới nghiệp đoàn quản lý lao động, đồng thời bạn sẽ gửi đơn này qua email tới công ty XKLĐ ở Việt Nam.
Cuối cùng bạn liên hệ với người thân để thống nhất câu trả lời khi được doanh nghiệp gọi về khảo sát sao cho khớp với lời khai của TTS đã nêu trong đơn. Sau đó chờ các bên xác nhận và giải quyết.
Bước 3: Đặt vé máy bay và hoàn thiện hồ sơ liên quan
Sau khi mọi thứ đã được chấp thuận thì bạn đã có thể yên tâm đặt vé máy bay và thu dọn đồ dùng cần thiết để trở về Việt Nam thăm nhà theo đúng lộ trình mà bạn đã trình bày trong đơn.
Trên đây là bài viết “Thực tập sinh Nhật Bản có được về thăm nhà không?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, kỹ sư Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản, kỹ năng đặc định bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0963436483.
>>Xem thêm: Quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản không phải ai cũng biết