Giấy tờ tài chính được cho là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả của việc xin visa. Do đó, để đảm bảo khả năng xin visa cao nhất, bạn không chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết mà còn cần “trang điểm” cho chúng một cách “đẹp”, “chuẩn” nhất có thể.
Đi Nhật có cần chứng minh tài chính không?
Việc chứng minh tài chính khi đi Nhật không chỉ thể hiện bạn có đủ khả năng chi trả cho chuyến đi đó mà còn như một lời cam kết rằng bạn sẽ giữ lời hứa và trở về nước sau chuyến đi. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không trở thành lao động bất hợp pháp, gánh nặng cho đất nước của họ.
Do đó, nếu bạn muốn đặt chân đến vùng đất này thì việc chứng minh thu nhập là vô cùng cần thiết. Muốn vậy, bạn phải làm được thủ tục chứng minh tài chính để đi Nhật Bản.
Thủ tục chứng minh tài chính khi đi Nhật
Để tiến hành làm thủ tục chứng minh tài chính bạn cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Ảnh thẻ trong vòng 3 tháng (4.5×4.5 cm)
- Đơn xin Visa (1 bản)
- Các giấy tờ chứng nhận thu nhập, tham gia bảo hiểm và sở hữu tài sản của cơ quan có thẩm quyền (1 bản)
- Giấy chứng minh có sự ràng buộc quan hệ như vợ chồng, cha mẹ,… (1 bản)
- Hộ chiếu trong vòng 6 tháng (1 bản gốc kèm 1 bản copy)
Nếu không chứng minh được khả năng tài chính thì có thể chứng minh khả năng tài chính của vợ hoặc chồng, bố mẹ và những người thân khác nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ.
Như vậy, những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ nhưng điều cần thiết khi bạn muốn chứng minh tài chính để đi Nhật Bản. Ngoài ra, nếu bạn thực sự muốn nhanh chóng, chặt chẽ và không mất thời gian, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ làm giấy chứng nhận kinh tế của các công ty cung cấp dịch vụ để đi Nhật Bản.
Thăm người thân
- Xác minh tài chính của người được mời sang Nhật:
+ Giấy tờ chứng minh số dư TKNH: Bạn phải có bản sao sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư TKNH trị giá trên 150 triệu đồng (mỗi người). Đây là số tiền để đảm bảo bạn có thể trang trải được trong thời gian ở Nhật. Nếu không chứng minh được số dư tài khoản của người mời thì có thể chứng minh số dư tài khoản của người thân bên Nhật
+ Xác nhận công việc hiện tại: Phiếu lương 3 tháng gần nhất từ công ty bạn, nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì chứng từ nộp thuế 3 tháng gần nhất, chứng minh quyền sở hữu tài sản (giấy chủ quyền tài sản). Sở hữu đất đai, nhà cửa, cổ phần, ô tô)
Xác minh tài chính của người mời sang Nhật:
+ Nếu bên Việt Nam không chứng minh được thì bạn hãy chứng minh số dư TKNH. Một TKNH được mở dưới tên của người bảo lãnh và được xác nhận bởi Ngân hàng Nhật Bản. Đây là tiền cho người thân sang Nhật
+ Giấy xác nhận thu nhập của người bảo lãnh, giấy nộp thuế (thể hiện thu nhập), tờ khai thuế (phải có xác nhận của cơ quan thuế Nhật Bản) do cơ quan hành chính Nhật Bản cấp.
+ Giấy xác nhận quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, giấy tờ sở hữu đất đai, cổ phần, xe, nhà ở (nếu chưa sở hữu nhà riêng).
Du học, XKLĐ
- Sổ tiết kiệm
Để chứng minh tài chính khi du học, XKLĐ Nhật Bản, phải chứng minh qua 1 tài khoản tiết kiệm ngân hàng với số dư tài khoản từ 500 đến 600 triệu. Mệnh giá tiền trên sổ tiết kiệm có thể là VND, EUR, USD,… Sổ tiết kiệm phải được mở trước đó ít nhất 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ. Bạn phải có giấy xác nhận số dư từ ngân hàng, photo sổ tiết kiệm. Bạn phải chuẩn bị 1 bộ cho hồ sơ xin visa và một bộ hồ sơ xin học.
- Người bảo trợ tài chính
Người bảo trợ tài chính phải chứng minh được tại sao mình lại có khoản tiền lớn trong sổ tiết kiệm. Số tiền này có thể tích lũy do thu nhập hàng tháng.
+ Đối với cá nhân.
Cá nhân phải nộp kèm hợp đồng lao động với thời hạn làm việc trên 3 năm, trong đó ghi rõ mức lương, hình thức trả lương, thời gian thử việc, mức lương, tiền thưởng trong khoảng từ 250 đến 300 triệu/năm. Ngoài ra, bạn còn phải nộp bảng kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân và xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
+ Đối với hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể phải nộp giấy đăng ký kinh doanh có xác nhận kinh doanh tại địa phương, xác nhận nộp thuế hàng tháng và giấy giải trình thu nhập.
+ Đối với công ty, doanh nghiệp
Công ty hoặc doanh nghiệp phải nộp giấy phép đăng ký kinh doanh và công ty phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ ít nhất 3 năm. Ngoài ra, công ty phải nộp giấy chứng nhận đăng ký mst, báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập (báo cáo trong 3 năm gần nhất), bản khai thuế thu nhập cá nhân, hợp đồng giao dịch của công ty (nộp ít nhất 10 hợp đồng để chứng minh hoạt động của công ty), hóa đơn, phiếu thu, những giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức, giấy nộp tiền cho nhà nước.
Du lịch
- Giấy tờ chứng minh số dư TKNH: Bạn phải có ít nhất 5.000 USD (khoảng 120 triệu đồng) và các giấy tờ được viết bằng tiếng Anh do ngân hàng cấp. Đây là số tiền mà bạn có thể đảm bảo rằng bạn có thể chi trả cho chuyến đi của mình.
- Giấy tờ chứng minh công việc hiện tại : Bảng lương 3 tháng gần nhất do công ty bạn cung cấp, bằng chứng nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu bạn là công ty, bằng chứng về quyền sở hữu. (như sở hữu đất đai, nhà ở, cổ phần, xe hơi).
- Nếu không thể chứng minh tài chính của mình, hãy chứng minh tài chính của những người thân như bố mẹ, vợ/chồng… kèm với giấy xác minh quan hệ.
Trên đây là bài viết “Đi Nhật có cần chứng minh tài chính không?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, kỹ sư Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản, kỹ năng đặc định bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0908.79.8386
>>Xem thêm: Có nên đi đơn hàng nông nghiệp Nhật Bản không?