Cách viết sơ yếu lý lịch đi nhật bản
Bất cứ lao động nào khi tham gia chương trình Xuất Khẩu Lao Động thì việc đầu tiên và cũng là phần rất quan trọng đó là khai Form thông tin. Dựa vào Form khai này nhà tuyển dụng bên Nhật Bản có cơ sở để đánh giá lao động có tốt hay không. Vậy làm sao để điền được mẫu sơ yếu lý lịch này chính xác nhất, bài viết dưới đây Soleil sẽ giúp các bạn cách viết sơ yếu lý lịch đi Nhật Bản chính xác nhất, tránh những sai xót không đáng làm ảnh hưởng đến hồ sơ của các bạn.
- Khai form đi xuất khẩu lao động là gì?
Form khai thông tin cá nhân hay còn gọi là sơ yếu lý lịch. Nội dung kê khai bao gồm: Họ và tên, ngày/ tháng/ năm sinh, thông tin giấy giờ tùy thân, quá trình học tập, quá trình làm việc, thông tin bản thân và gia đình, nguyễnj vọng, và một số các thông tin cơ bản khác. Là lao động muốn tham gia chương trình Xuất Khẩu Lao Động thì dù bạn lựa chọn đơn hàng nào thì cũng cần phải khai Form đi xuất khẩu lao động theo mẫu.
Thông tin được lao động khai trong form phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, trong quá trình thụ lý hồ sơ mà phía doanh nghiệp Nhật phát hiện có thông tin sai xót không chính xác và từ chối hồ sơ thì người lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Và chắc chắn rồi, nếu không tin không chính xác thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức và bên công ty XKLĐ cũng không chịu trách nhiệm cho việc nay thay bạn được.
Một số lưu ý khi khai form đi xuất khẩu lao động:
- Giảm tối thiểu việc tẩy xóa trong lúc điền thông tin sơ yếu lý lịch, nếu có vết tẩy xóa nhiều sẽ gây mất thiện cảm cho nhà tuyển dụng và đương nhiên bị sẽ bị điểm trừ cho việc này. Vậy nên hãy đọc thật kỹ trước khi đặt bút viết.
- Trước khi gặp trực tiếp các ứng viên thì bản Form khai chính là bộ mặt của ứng viên. Thông tin hồ sơ được trình bày liền mạch, sạch đẹp, rõ ràng, … thì sẽ được điểm cộng và khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn
- Thông tin kê khai phải tuyệt đối chuẩn xác để không bị trả về tránh mất thời gian với lỗi không đáng có này.
- Nhưng thông tin mà bạn chưa nắm rõ, chưa biết phải viết gì cho đúng thì hãy hỏi kỹ lại các cán bộ hướng dẫn để có câu trả lời chính xác rồi sau đó hoàn thành tiếp.
- Bạn có thể hỏi thăm kinh nghiệm từ những người quen đi trước để có một tờ kê khai đẹp nhất có thể, mà vẫn tuân thủ các bước.
2. Mẫu sơ yếu lý lịch đi xklđ Nhật Bản gồm những gì?
Mẫu sơ yếu lý lịch đi XKLĐ bao gồm các nôi dung cần điền sau:
- Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày/ tháng/ năm sinh, thông tin trên giấy tờ tùy thân, địa chỉ thường trú theo CCCD
- Quá trình học tập (tên trường, địa chỉ, và thời gian học tập)
- Quá trình làm việc (tên công ty, địa chỉ, chức vụ và thời gian làm)
- Gia đình (Họ tên, quan hệ, tuổi của anh/ chị/ em/ bố mẹ
Một số lưu ý khi điền mẫu kê khai:
Trong mục quá trình làm việc: Bạn cần kê khai chính xác và cụ thể công việc bạn từng làm, lương tháng được bao nhiêu. Nếu công việc mà bạn từng làm tương tự với đơn hàng mà bạn lựa chọn đi XKLĐ thì khả năng trúng tuyển là rất cao. Cân nhắc mức lương cần điền sao cho hợp lý với ngành hàng mà bạn đã chọn.
Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu khi làm việc tại Nhật? đây là một câu hỏi khiến cho nhiều người lao động phải lăn tăn chưa biết viết bao nhiêu cho phù hợp. Viết thấp quá thì không xứng đáng, viết cao lại lo ngại nhà tuyển dụng từ chối,… Thực tế các bạn hãy hỏi trực tiếp các cán bộ tuyển dụng tư vấn để đưa ra mức lương phù hợp nhất. Theo kinh nghiệm đa số các đơn hàng đi Nhật đều có mức lương dao động khoảng từ 26 đến 30 triệu VNĐ/ tháng. Vậy bạn có thể viết khoảng 27 đến 28 triệu.
Dự định tương lai về nước bạn sẽ làm gì để phát triển với số tiền kiếm bạn kiếm được từ Nhật? Câu hỏi này bạn có thể trả lời theo hướng phát triển có liên quan đến hàng mà bạn đang lựa chọn làm tại Nhật,… Việc bạn viết được định hướng càng rõ ràng thì nhà tuyển dụng Nhật Bản càng có thêm thiện cảm với hồ sơ của bạn.
3. Ý nghĩa của Form thi tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản
Ý nghĩa của Form thi tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản giúp nhà Tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên trước khi gặp mặt trực tiếp để ứng tuyển các vòng sau đó. Bạn có qua được vòng sơ tuyển hay không là dựa vào hồ sơ bạn nộp cho nhà tuyển dụng có làm cho họ thấy được khả năng làm việc của bạn hay không. Vậy nên việc khai form là rất quan trọng.
Dưới đây là mẫu kê khai các bạn có thể tham khảo:
4. cách viết sơ yếu lý lịch đi nhật bản bằng tay
Các lao động nên nhớ rằng, điền mẫu sơ yếu lý lịch là bước đầu để nhà tuyển dụng doanh nghiệp Nhật Bản nắm được thông tin của các lao động. Từ đó nhà tuyển dụng mới xem xét, đánh giá các yếu tố và đưa ra kết quả chính xác đối với mỗi ứng khác. Xong khá nhiều lao động tỏ ra chủ quan trong việc hoàn thiện bản sơ yếu lý lịch, thậm chí kê khai một cách hời hợt, không chính xác, bỏ xót nhiều mục không ghi,… những hồ sơ như vậy khả năng bị loại là rất cao,bởi người Nhật rất coi trọng sự chuyên nghiệp từ các lao động.
- Thông tin cá nhân – 個人情報
Ghi rõ Họ tên, ngày/ tháng/ năm sinh, địa chỉ thường trú theo CCCD hoặc CMND, thông tin thẻ CCCD hoặc CMND.
- Thành phần gia đình – 家族構成
Bạn cần khai đầy đủ các thành viên trong gia đình (bố/ mẹ, anh, chị , em ). Với mỗi người trong gia đình đều được khai đầy đủ thông tin như: Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, …
- Quá trình học tập – 学歴
Trong mục này bạn sẽ viết bắt đầu từ thời điểm bạn học trung học phổ thông (cấp 3) trở lên. Mỗi quá trình học tập đều được ghi rõ các nội dung (tên trường, mốc tời gian bắt đầu và kết thúc quá trình học tập, chuyên ngành theo học đối với các trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học)
- Năng lực ngoại ngữ và Kỹ năng vi tính
Năng lực ngoại ngữ phí nhà tuyển dụng yêu cầu tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. Nếu như các lao động chỉ đi theo dạng lao động phổ thông thì trình độ tiếng Nhật chỉ cần đạt N4 là đủ điều kiện, thậm chí có một số đơn hàng chỉ yêu cầu trình độ tiếng Nhật N5. Trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4 hoặc cao hơn N3 thường chỉ những đơn hàng theo diện kỹ sư , kỹ năng đặc định mới yêu cầu.
Bạn sẽ tự điền đánh giá năng lực ngoại ngữ của bản thân về khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật hoặc một ngôn ngữ khác. Dù ngôn ngữ nào bạn cũng cần đánh giá đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Dưới đây là các mức độ tự đánh giá đối với mỗi loại ngôn ngữ để lao động tự chọn
A: Lưu loát cả 4 kỹ năng
B: Mức độ vừa phải, đôi khi cần thông dịch
C: Mức độ cơ bản, giao tiếp đơn giản, chưa chuyên nghiệp. Cần thông dịch hỗ trợ
D: Mức độ chào hỏi, hiểu các câu đơn giản
Kỹ năng vi tính sẽ được đánh giá qua khả năng sử dụng các phần mềm của người lao động như: Word, Excel, SolidWorks, Pro-engineer, AutoCAD 2D và AutoCAD 3D, PLC, CATIA,…
Mỗi phần mềm cũng sẽ có 4 cấp độ tự đánh giá khác nhau để co lao động chọn:
A: Thành thạo
B: Có thể sử dụng
C: Có thể làm được qua hướng dẫn
D: Có học qua
- Kinh nghiệm làm việc – 職務歴詳細
Phần này thường sẽ bạn liệt kê ít nhất 2 công việc mà bạn từng là trước khi đăng kí tham gia chương trình XKLĐ. Mỗi quá trình làm việc bạn đều cần điền đầy đủ thông tin các mục sau:
– Thờ gian làm việc (Mốc thời gian bắt đầu lmaf việc và kết thúc)
– Thông tin chung công ty (Tên công ty, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động)
– Chế độ đãi ngộ (mức lương cơ bản và mức lương cuối cùng)
– Chức vụ, vị trí từng làm
– Nôi dung công việc
- Lý do ứng tuyển – 志望理由
Phần này thông thường các lao động sẽ trình bày một đoạn giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật, nôi dung cố gắng nhấn mạnh được những kinh nghiệm trong lĩnh vực lựa chọn là một điểm cộng, ngoài ra có thể trình bày thêm một số ở trường tốt của bản thân mà bạn thấy phù hợp với công việc.