Cường giáp là hôi chứng của nhiều bệnh gây nên, trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là do basedow (bệnh tự miễn của tuyến giáp). Việc chuyển hoá và tang trưởng của cơ thể đều do vai trò quan trọng của tuyến giáp.
Vì bệnh cường giáp có nguy hiểm như thế nào? Bị cường giáp có đi Nhật được không? Các bạn hãy cùng tham khoả bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Cường giáp là bệnh gì? Dấu hiệu, cách điều trị
Cường giáp hay còn gọi là cường tuyến giáp là hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp phải sản xuất nhiều hormone giáp hơn do nhu cầu của cơ thể, điều này làm tang nồng độ hormone giáp trong máu.
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vị trí phía trước cổ. Các hormone giáp có vai trò rất quan trọng trong quá trình tang trưởng, chuyển hoá và phát triển cơ thể. Chính vì vậy mà tuyến giáp gặp vấn dề sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến gần như mọi khía cạnh sức khoẻ của cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp
- Biểu hiện sốt nhẹ 37.5 – 38 độ C, da nóng, đồng thời có cảm giác sợ nóng và tăng tiết mồ hôi nhẹ
- Khi làm việc gắng sức hoặc xúc động thì bạn dễ cảm giác bị khó thở, cảm giác hồi hộp tang cao và có cảm giác bị đánh trống ngực.
- Dễ cáu gắt, tính khí thất thường, luôn cảm thấy bồn chồn trong người, lo lắng và khó ngủ.
- Có thể xảy ra tình trạng rối loạn tâm thần (những biểu hiện là hoang tưởng, nhầm lẫn, kích động, đôi khi không kiểm soát được hành vi)
- Ở đâu ngón tay có biểu hiện run
- Đối với phụ nữ có thể thấy biểu hiện rối loạn kinh nguyệt.
- Tóc giòn dễ gãy rụng, da mỏng
- Yếu cơ đặc biệt ở phần cánh tay và đùi
- Bị tiêu chảy 5 – 10 lần/ ngày (không kèm theo biểu hiện đau quặn)
- Bạn vẫn ăn uống chế độ bình thường, thậm chí là ăn khoẻ hơn nhưng cân vẫn sụt giảm nhanh. Một số ít trường hợp lại tang cân bất thường.
- Một số những dấu hiệu khác như: chói mắt, chảy nước mắt, lồi mắt, cảm giác rát mắt,…
Bệnh cường giáp có thực sự có nguy hiểm hay không? Dưới đây là một số những biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh cường giáp bao gồm:
- Rối loạn nhịp tim: việc này có thể dẫn đến hình thành nên các cục máu đông, suy tim hoặc một số các vấn đề khác về tim mạch,…
- Cơn bão giáp: đây được gọi là tình trạng đe doạ tính mạng cần phải được cấp cứu kịp thời.
- Bệnh mắt tuyến giáp: nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt và thậm chí mất thị lực,…
- Loãng xương,…
Thông thường những người bị tuyến giáp không được chuẩn đoán do biểu hiện không rõ ràng. Các bạn cần phải lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn trước khi xuất hiện những triệu chứng gây nguy hiểm cho cơ thể
Cách điều trị bệnh cường giáp
Có 3 phương pháp điều trị cường giáp đó là: điều trị bằng thuốc, điều trị bằng liệu pháp phóng xạ, điều trị bằng cách phẫu thuật tuyến giáp. Việc sử dụng cách điều trị nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ ngghiêm trọng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc kháng giáp như methimazole hoặc propylthiouracil (ít gặp) nhằm ngăn chặn khả năng tạo ra hormone mới của tuyến giáp và đều có tác dụng kiểm soát tốt tuyến giáp hoạt động quá mức và không gây tổn thương vĩnh viễn. Thông thường thuốc methimazole được ưa chuộng hơn vì ít tác dụng phụ
- Thuốc chẹn beta: có tác dụng giúp làm giảm triệu chứng như tim đập nhanh, run tay, …cho đến khi có phương pháp điều trị cụ thể khác có hiệu lực chứ không có tác dụng làm tuyến giáp giảm tiết hoocmone. Thông thường tác dụng của thuốc chỉ có hiệu lực trong vài giờ.
Tỉ lệ bệnh nhân cường giáp điều trị bằng thuốc khan giáp chỉ chiếm khoảng 20% – 30 % trong khoảng thời gian từ 1 năm rưỡi đến 2 năm.
Tác dụng phụ của thuốc gây dị ứng chỉ chiếm khaongr 5% bệnh nhân sử dụng thuốc. Một số những phản ứng hiếm gặp nhau phát ban đỏ, nổi mề đay, sốt và đau xương khớp,…
Nếu xảy ra những tác dụng phụ trên bạn nên ngừng uống thuốc ngay lập tức. Nếu trường hợp bị giảm bạch cầu thì bạn cần phải xét nghiệm máy để kiểm tra số lượng bạch cầu. Số lượng bạch cầu sẽ trở lại bình thường nêu snhư bạn dừng uống thuốc.
Tác dụng phụ cực kì hiếm gặp là tổn thương gan. Bạn cần gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy những biểu hiện như bị vàng mắt, nước tiểu sẫm màu , mệt mỏi và đau bụng,…
Điều trị bằng liệu pháp phóng xạ
Đây là phương pháp làm tổn thương hay phá huỷ các tế bào tuyến giáp tạo ra hocmone tuyến giáp. Điều trị bằng liệu pháp phóng xạ là sử dụng i-ot phóng xạ vào đường uống (1 viên nanh nhỏ dùng 1 lần), sau khi uống vào i-ot phóng xạ sẽ nhanh chóng đi vào máu và nhanh chóng được các tế bào tuyến giáp hấp thụ. Từ đó i-ot phóng xạ sẽ phá huỷ các tế bào tuyến giáp đã hấp thụ.
Kết quả cho thấy kích thuốc của nhân giáp được thu nhỏ, nồng độ hocmone tuyến giáp trong máu cũng trở lại bình thường.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tuyến giáp.
Để chữa khỏi vĩnh viện bệnh cường giáp bạn có thể tham gia phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc gần hết tuyến giáp của bạn. Sau khi được cắt bỏ, nguồn gốc gây bệnh khôgn còn nữa và bẹn có thể sẽ trở thành suy giáp. Cách điều trị là mỗi ngày bạn sử dụng thuốc bổ sung hocmone tuyến giáp 1 lần.
Bị cường giáp có đi Nhật được không?
Bị cường giáp vẫn có thể đi Nhật tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản bình thường. Bệnh cường giáp không nằm một trong 13 nhóm bệnh cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Tuy nhiên nếu bạn bị mắc bệnh cường giáp sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, ăn uống sinh hoạt hằng ngày khó khan, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến công việc, không mang lại được hiểu quả công việc tốt nhất.
Nếu làm việc không mang lại hiệu quả tốt, không đạt được yêu cầu mà xí nghiệp Nhật Bnả yêu cầu thì khả năng bị cho thôi việc là rất cao, điều đó khiên sbạn bị thiệt hại về tiền của cũng như thời gian mà bạn đã mất để được tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản trước đó mà không được đền bù.
Chưa kể nếu như sức khoẻ của bạn không tốt, phải xin phép nghỉ làm nhiều cũng không đạt được yêu cầu. Văn hoá làm việc ở Nhật rất khắt khe và kỷ luật. Họ rất khó chấp nhận một lao động mà làm việc kém chất lượng.
Vietproud khuyên khích các bạn hãy chuẩn bị cho mình một sức khoẻ thật tốt để có thể tham gia chương trình XKLĐ thuận lợi và mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp cũng như cho chính bản than bạn.
Trên đây là bài viết “Bị cường giáp có đi Nhật được không?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, kỹ sư Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản, kỹ năng đặc định bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0963436483.
>>Xem thêm: Sâu răng có đi Nhật được không?