Bạn đang có ý định và mong muốn được đi Đức với mục đích du lịch, thăm thân, hay làm việc,…nhưng vẫn còn chưa hiểu về hồ sơ xin visa đi Đức, và chưa biết kinh nghiệm xin visa Đức là gì?
Vậy xin visa Đức có khó không? Để giải đáp những thắc mắc trên của các bạn một cách chi tiết nhất thì các bạn hãy cũng đọc bài viết dưới đây nhé.
Xin visa đi Đức có khó không?
Nhiều bạn băn khoăn, lo ngại xin visa đi Đức khó khăn. Thực tế, xin visa đi ĐỨc khá khó, bởi Đức rất khắt khe trong việc xem xét và duyệt cấp visa cho người Việt Nam. Lý do là lượng người Việt Nam đang lao động và học tập, sinh sống tại đây rất lớn.
Đức còn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng nhất trong khối 8 cường quốc có nền công nghiệp hàng đầu thế giới bao gồm: Pháp, Hoa Kỳ, Ý, Đức, Nhật Bản, Anh, Canada và Nga.
Vì vậy mà người Việt Nam đang làm việc tại các nước thuộc khối Schengen muốn di chuyển đến Đức làm việc ngày càng tăng với mục đích tăng thu nhập lên cao hơn.
Hồ sơ xin visa đi Đức
Hồ sơ xin visa đi Đức bao gồm những nhóm giấy tờ quan trọng sau:
Hồ sơ nhân thân:
- Hộ chiếu (bản gốc và bản photo có công chứng, mang theo hộ chiếu cũ (nếu có))
- Ảnh thẻ 3.5 x 4.5 cm (số lượng 2 ảnh, phông nền trắng theo quy định)
- Hộ khẩu thường trú (Bản photo có công chứng)
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có)
Chứng minh tài chính:
- Sổ tiết kiệm (bản gốc) và giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (bản gốc) được dịch thuật sang tiếng Anh. Giá trị tối thiểu 200 triệu VNĐ/ người.
- Sổ đỏ, sổ hồng hoặc tài sản khác,… (nếu có)
- Chi tiết lịch trình chuyến đi: Những nơi bạn sẽ đi, khách sạn mà bạn sẽ ở, phương tiện di chuyển,…
- Mua bảo hiểm du lịch
Chứng minh nghề nghiệp:
Đối với chủ doanh nghiệp
- Giấy đăng ký kinh doanh của công ty
- Hồ sơ xác nhận đã đóng thuế của nhân viên
- Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty 3 tháng gần nhất.
Đối với cán bộ/ nhân viên
- Hợp đồng lao động với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hợp pháp.
- Quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng, tăng lương
- Đơn xin nghỉ phép để đi Đức với đúng mục đích
- Xác nhận bảng lương trong vòng 3 năm gần nhất.
Đối với học sinh/ sinh viên
- Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của nhà trường
Đối với người đã nghỉ hưu
- Sổ hưu (nếu có)
Kinh nghiệm xin visa đi Đức
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp các bạn xin visa dễ dàng và thuận lợi hơn:
- Đối với visa Đức thông thường thì sẽ cho rất ngắn hạn, đúng với mục đi và phải có thư mời cụ thể với mục đích cụ thể hoặc đơn khai của bạn. Nhưng nếu bạn muốn xin với thời hạn dài hơn mà không có lý do chính đáng thì rất có thể visa của bạn sẽ bị từ chối
- Thời gian chờ xét duyệt hồ sơ visa dao động từ khoảng 30 – 45 ngày mới có lịch hẹn đến Đại sứ quán Đức. Các bạn có thể sẽ phải chờ lâu hơn nếu như nộp hồ sơ ở thời điểm từ tháng 4 – tháng 9 hàng năm, bởi lượng người xin visa ở đây sẽ rất đông .
- Lịch hẹn trả kết quả hồ sơ thường sẽ vào các buổi chiều (trừ chiều thứ 6)
- Bình thường Đại sứ quán Đức sẽ không cấp visa du lịch cho người dùng. Mà chỉ cấp visa du lịch cho công ty du lịch ở Việt Nam có được thư mời từ một công ty du lịch tại Đức dạng du lịch. Nếu muốn du lịch Đức thì các bạn có thể xin visa của một số quốc gia thuộc khối Schengen và từ đó có thể đi sang Đức.
- Trong thời gian chờ lịch hẹn khá là mất thời gian, thế nhưng bạn cũng không được bổ sung bất cứ loại giấy tờ nào vào bộ hồ sơ nếu như bạn tự phát hiện ra thiếu xót. Mà bạn phải bắt đầu lại từ đầu với việc đặt lịch hẹn lại với Đại sứ quán và tiếp tục chờ lại từ đầu.
- Đối với những đương đơn là người trên 70 tuổi thì bắt buộc phải khám sức khỏe tại các bệnh viện uy tín hoặc phòng khám quốc tế được Đại sứ quán chấp nhận như: Bệnh viện Việt Pháp, SOS, …
- Lịch hẹn với Đại sứ quán Đức phải chính xác, tất cả các thông tin phải đầy đủ về họ tên, hộ chiếu, ngày tháng năm sinh… (nếu đi theo nhóm thì phải đầy đủ tất cả các đương đơn đều có mặt chứ không được đi đại diện.
- Nếu thông tin trong lịch hẹn của bạn bị khác so với thông tin trên hộ chiếu thì bạn sẽ bị từ chối tham gia phỏng vấn.
- Đối với các ngày lễ 30/4 và 1/5 thì bạn vẫn có thể nộp đơn, đặt lịch hẹn với Đại sứ quán Đức, bởi họ làm việc và nghỉ theo lịch của nước Đức.
- Đối với các lịch hẹn xin visa Đức dài hạn như du học, đoàn tụ, xuất khẩu lao động,… thường sẽ bị khóa lại và bạn phải gửi email đến Đại sứ quán, và tùy trường hợp mới được cấp lịch hẹn.
Trên đây là bài viết chi tiết về Xin visa Đức có khó không để cung cấp thêm những thông tin hữu ích đến các bạn. Chúc các bạn xin visa Đức thuận lợi và thành công!
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, Nhật Bản, Châu Âu bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0908.79.8386
>>Xem thêm: Các loại visa New Zealand mới nhất