Với mỗi mục Đức khác nhau thì sẽ cần phải xin visa loại tương ứng với mục đích đó thì mới có thể đi Đức. Đối với những người muốn đi Đức để làm việc hay học tập, du lịch thì cần phải xin loại visa nào?
Cụ thể gần đây chúng tôi nhận được câu hỏi nhiều nhất đó là Visa D Đức là gì? Vậy các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Visa D Đức là gì?
Visa D Đức thực chất là visa đi Đức dài hạn dành cho những bạn có mục đích đi Đức như: Du học Đức, Du học nghề Đức hoặc công tác Đức dài hạn. Chỉ cần bạn có nhu cầu sinh sống, học tập và làm việc lâu dài thì sẽ cần đến loại visa này.
Thời hạn của loại visa này từ 2, 3 đến 5 năm tùy vào từng mục đích và chương trình mà bạn lựa chọn để đi Đức. Thông thường visa D phù hợp với những trường hợp có mong muốn sang đức sinh sống và làm việc lâu dài như du học hoặc làm việc.
Các loại visa đi Đức
Visa đi Đức bao gồm có 3 nhóm chính như sau:
Visa ngắn hạn
Visa ngắn hạn hay còn gọi là visa Schengen, được cấp trong các trường hợp đương đơn có nhu cầu ở lại khu vực Schengen (trong đó có Đức) với thời hạn tối đa 3 tháng (90 ngày).
Visa ngắn hạn với thời hạn 6 tháng (tương đương khoảng 180 ngày) dành cho những mục đích như: công tác hay thăm thân, du lịch.
Cụ thể các loại visa thuộc nhóm ngắn hạn là:
- Visa công tác
- Visa thăm thân
- Visa du lịch
- Visa điều trị y tế
- Visa đào tạo ngắn hạn
- Visa sự kiện văn hóa thể thao
Visa dài hạn (hay còn gọi là visa quốc gia, visa loại D)
Visa dài hạn hay còn gọi là visa quốc gia hoặc visa loại D. Trong trường hợp bạn dự định ở lại Đức hơn 90 ngày cho các mục đích làm việc, học tập hoặc chuyển đến Đức vĩnh viễn bạn sẽ xin visa dài hạn hay còn gọi là visa quốc gia. Với visa dài hạn bạn có thể nhập cảnh nhiều lần vào Đức, thời gian lưu trú và thời hạn sẽ trên 90 ngày hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mục đích nhập cảnh và hồ sơ của bạn.
Visa quốc gia gồm các loại:
- Visa du học
- Visa học nghề
- Visa cho mục đích công nhận trình độ nghề nghiệp đào tạo tại nước ngoài
- Visa lao động dành cho người có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đại học
Visa quá cảnh
Công dân của một số quốc gia yêu cầu cần có thị thực quá cảnh sân bay khi bay qua Đức đến điểm đến cuối cùng của họ.
Các quốc gia yêu cầu cần có visa khi quá cảnh tại sân bay Đức bao gồm: Afghanistan; Ghana; Lebanon; South Sudan; Bangladesh ; India; Mali; Sri Lanka; Democratic; Nigeria; Sudan; Eritrea; Republic of the Congo; Iran; Iraq; Pakistan; Syria; Ethiopia; Jordan; Somalia; Turkey
Thủ tục xin visa đi Đức
Bước 1: Xác định loại thị thực
Xác định được loại thị thực phù hợp với mục đích cá nhân và kiểm tra xem bản thân có đủ điều kiện để đăng ký thị thực đó hay không. Ngoài ra bạn cần phải biết được những loại giấy tờ cần thiết cùng với các khoản phí sẽ phải chi trả.
Bước 2: Điền đơn xin visa Đức
Bạn sẽ in mẫu đơn từ trên web xuống để điền đầu đủ thông tin, sau đó mang đến trung tâm tiếp nhận hồ sơ để nộp
Bước 3: Đặt lịch hẹn
Bạn sẽ đặt lịch hẹn với trung tâm tiếp nhận hồ sơ để sinh trắc vân tay và chụp ảnh. Lịch hẹn của bạn sẽ được xác nhận và trả lời vào email của bạn.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Bạn cần mang đầy đủ hồ sơ giấy tờ xin thị thực với những thông tin chính xác của mình đến nộp trực tiếp tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ.
Song song là bạn sẽ lấy dữ liệu sinh trắc học đồng thời chụp ảnh kỹ thuật sỗ. Quá trình khá nhanh chóng và không xâm phạm.
Bước 5: Thanh toán lệ phí
Khi bạn đã nộp đơn, bạn sẽ cần phải trả lệ phí xin thị thực. Bạn có thể thanh toán tại thời điểm hẹn bằng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng bằng đồng Việt Nam.
Bước 6: Theo dõi hồ sơ của bạn
Bạn sẽ nhận được email khi quyết định xin visa của bạn được gửi lại cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực. Hoặcbạn cũng có thể nhận các bản cập nhật bằng SMS được gửi trực tiếp đến điện thoại của mình.
Bước 7: Nhận lại hộ chiếu và visa
Sau khi quyết định về đơn xin thị thực đã được đưa ra, bạn có thể nhận các tài liệu của mình từ Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực hoặc nhận lại các tài liệu của bạn bằng chuyển phát nhanh với một khoản phí bổ sung.
Hồ sơ xin visa đi Đức
Hồ sơ xin visa đi Đức bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp thị thực được điền đầy đủ thông tin và ký tên của người nộp đơn.
- Ảnh hộ chiếu sinh trắc học3,5 x 4,5 (2 cái, chụp gần thời gian nộp đơn nhất và phải giống nhau)
- Hộ chiếu gốc còn thời hạn tối thiểu 3 tháng kể từ ngày bạn rời khởi khu vực Schengen.
- Giấy phép cư trú tại Việt Nam cho người nước ngoài (đối với công dân không phải người Việt Nam)
- Hợp đồng lao động (thể hiện rõ chức vụ và thời gian làm việc)
- Sao kê tài khoản ngân hàng
- Xác nhận nghỉ việc từ bên sử dụng lao động
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh và Báo cáo thuê của công ty trong 3 tháng gần nhất (đối với chủ doanh nghiệp đăng ký đi Đức)
- Xác nhận của trường học (đối với người nộp đơn là học sinh/ sinh viên)
- Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi Đức (sổ sao kê tài chính ngân hàng; giấy cam kết bảo lãnh)
- Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn
+ Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có)
+ Căn cước công dân. CNTND còn thời hạn của người thân
+ Giấy cư trú của người thân.
+ Sổ hộ khẩu
+ Xác nhận thông tin cư trú của cơ quan công an địa phương cấp.
- Lịch trình đi và đặt phòng khác sạn/ nhà riêng tại Đức (Xác nhận về việc đặt phòng hoặc đã đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ)
- Bằng chứng về những lần đã lưu trú tại khu vực Schengen (nếu có)
Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR ~ 750.000.000VND).
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu Visa D Đức là gì? Đồng thời chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin hữu ích hơn.
Chúc các bạn thành công vói những dự định của bản thân!
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, Nhật Bản, Châu Âu bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0908.79.8386
>>Xem thêm: Đi Đức theo diện kinh doanh như thế nào?