Thời gian đi học du học luôn là trải nghiệm không thể quên với rất nhiều người. Có vui vẻ nhưng cũng có những trải nghiệm khó khăn và cần vượt qua chúng.
Du học Đức cũng vậy và làm sao để tránh rủi ro nhất có thể? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn khi đi du học.
Rủi ro du học nghề Đức
Du học Đức và những kỳ thi
Kỳ thi là điều không thể thiếu mỗi khi đi học, dù là học tại Việt Nam, bất cứ đất nước nào khác hay Đức: thi tiếng Đức, thi tiếng anh, thi cuối kỳ, thi dự bị, thi tốt nghiệp,… Việc không vượt qua kỳ thi là điều khó tránh bởi khác biệt ngôn ngữ và nhiều lí do khác.
Đừng bỏ cuộc, người giỏi là người đứng lên từ thất bại! Dù gặp khó khăn cũng không nản chí.
Để được nhập học chính thức bạn cần vượt qua kỳ thi dự bị ở Đức. Thời gian chuẩn bị cho kỳ thi này là 2 năm nên bạn cần ôn luyện thật kỹ.
Khi đang là sinh viên, nếu quá 3 lần không vượt qua dù bất kì môn nào thì bạn sẽ bị out khỏi ngành của mình học. Điều này nghĩa là bạn không được học ngành đó tiếp tục nữa mà phải học lại từ đầu hoặc chuyển qua học ngành khác.
Việc này vô cùng tốn kém lại mất công sức và thời gian. Vậy nên vạn cần nỗ lực ngay từ đầu thật nhiều thành công khi đi du học Đức.
Chi phí khi du học Đức
Chương trình hệ Đại học tại Đức miễn học phí cho sinh viên tham gia. Tuy nhiên, tiền học tiếng Đức, tiền bảo hiểm, tiền ở trọ, tiền phương tiện đi lại và tiền bảo hiểm bắt buộc… bạn vẫn cần đóng 1 khoản. Nếu gia đình bạn khá giả thì không cần lo lắng, nhưng với bạn điều kiện khó khăn có thể đi làm thêm để chi trả cuộc sống.
Trong chi phí du học Đức chiếm phần lớn là tiền thuê nhà. Tùy thuộc vào nơi bạn ở là trung tâm hay ngoại ô, thuộc thành phố nào, thuê nhà riêng hay ở ký túc xá thì chi phí cũng khác nhau. Tuy nhiên, chi phí này thường chiếm đến 40% ngân sách một tháng của bạn.
Ngoài nhà ở thì chi phí sách vở, chạy dự án, tài liệu học tập, chi phí nghiên cứu,… cũng chiến một khoản kha khá.
Theo luật bản quyền nơi đây, bạn không được sử dụng sách photo, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.
Những quyển sách này có giá khá cao, khi quy ra tiền Việt là 1 triệu là chuyện bình thường. Vậy bạn có thể tiết kiệm bằng việc mua lại sách cũ hoặc ưu đãi cho học sinh, sinh viên.
Tìm việc làm thêm khi du học Đức
Theo Luật Lao động và Luật Ngoại kiều Đức thì sinh viên du học cần phải được Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép mới được làm thêm kiếm thu nhập hay tham gia lao động. Bạn cần xin Giấy phép Lao động trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
Tuy nhiên bạn sẽ được miễn giấy phép làm thêm 90 ngày một năm (làm 8h/ ngày) hoặc 180 ngày một năm (4h/ngày), không phân biệt ngày nghỉ hay ngày lễ nếu bạn là sinh viên chính thức của trường đại học.
Nếu một tuần bạn làm việc hơn 20 tiếng thì sẽ tương đương với 7 ngày làm việc.
Còn nếu bạn chỉ tranh thủ lúc rảnh làm thêm mini job hay những công việc nhẹ thì chỉ đủ chi tiêu lặt vặt, còn trang trải cuộc sống rất khó.
Nếu may mắn bạn cũng có thể kiếm tới 600 EURO/ tháng khi kiếm được hợp đồng làm việc 40h vào một kì nghỉ.
Bạn có thể đến bất kỳ cửa hàng của Việt Nam đang tuyển nhân viên ở Việt Nam và được nhận đi làm ngay.
Nhưng ở Đức thì không như vậy, nhà nước Đức kiểm soát rất chặt chẽ, sinh viên làm thêm sẽ bị coi là phạm pháp trong mọi trường hợp làm việc không có hợp đồng và mức phạt cho việc này khá cao cho cả sinh viên làm thêm và người thuê tại Đức.
Không những vậy, việc đi làm thêm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sau một ngày làm việc mệt mỏi cộng với thời tiết khí hậu khiến bạn lơ là học tập, quên đi bài vở dù bạn có quyết tâm cao.
Rủi ro tiếp theo là bạn quá chú tâm vào việc kiếm tiền, dẫn đến bỏ học để đi làm thêm. Điều này vô hình chung tạo thói quen cho nhiều bạn bỏ bê học tập, xa rời mục đích du học, muốn đi làm hơn là đi học.
Áp lực visa khi đi du học Đức
Nhiều bạn du học sinh bị đuổi về nước có nhiều trường hợp là do Visa. Là người nước ngoài bạn cần gia hạn visa tại đây. Bạn cần tiền để chứng minh tài chính vào mỗi lần gia hạn visa (khoảng 2 năm gia hạn 1 lần). Bởi vậy mà có nhiều bạn khi đến thời gian gia hạn thì vay mượn cho đủ rồi từ từ trả, rất khó khăn.
Cách phòng tránh rủi ro khi đi Đức du học nghề
Rủi ro là điều không ai mong muốn xảy ra nên để phòng tránh các rủi ro có thể đến trong cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập là không thể thiếu. Bạn nên tra cứu thông tin liên quan đến bảo hiểm y tế, giấy tờ cần thiết và quy định về vận chuyển đồ vật tại Đức.
Các cách phòng tránh rủi ro khi đi Đức du học nghề
- Mua bảo hiểm y tế: phòng khi bạn bị bệnh, hoặc không may phải nằm viện thì sẽ được hỗ trợ chi trả một phần hoặc 100% chi phí khám bệnh. Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề về tài chính.
- Tra cứu thông tin về các loại giấy tờ cần thiết: phòng khi cần cần đến nhưng lại không có, điều đó sẽ rất bất lợi cho bạn khi một mình sống ở nơi đất khách quê người.
- Tìm hiểu quy định của Đức về vận chuyển đồ vật: giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn như mất đồ hay bị thất lạc đồ mà không thể liên hệ hay được đền bù thiệt hại.
Ưu điểm của du học nghề Đức
Du học nghề Đức có nhiều ưu điểm như tạo ra cơ hội học tập tốt, có kỹ năng làm việc chuyên sâu và tiếp cận được nhiều công ty. Ngoài ra, bạn còn học được các phong cách sống và kiến thức văn hóa nơi đây.
Một số ưu điểm của du học nghề Đức:
- Cơ hội học tập tốt với nền giáo dục hàng đầu thế giới. Thậm chí bạn còn được miễn học phí nếu như tham gia các chương trình giảng dạy bằng tiếng Đức đồng thời nhập học với trình độ tiếng Đức B2 trở lên.
- Được đào tạo kỹ năng làm việc chuyên sâu nhờ việc kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết và thực hành. Ở Đức, họ luôn khuyến khích được sinh viên được đi làm để tích lũy được thêm nhiều kiến thức thực tế.
- Tiếp cận được nhiều công ty, hầu như các trường đại học tại Đức đều có liên kết với các công ty lớn, nhỏ và vừa để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Rủi ro du học nghề Đức thực tế không đáng lo ngại như các bạn từng nghĩ. Hi vọng qua bài viết trên các bạn hiểu hơn về du học nghề Đức hơn và tự tin với quyết định của bản thân hơn.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, Nhật Bản, Châu Âu bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0908.79.8386
>>Xem thêm: Độ tuổi du học nghề Đức là bao nhiêu?