Hiện nay xu hướng đi sang Nhật để làm việc hay du học ngày càng nhiều. Tuy nhiên thủ tục và quy trình để được xuất cảnh sang Nhật thì không dễ dàng gì, nhất là đối với những người lỡ mắc nợ xấu ở các ngân hàng . Do đó nợ xấu có đi Nhật được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm và mong muốn được giải đáp nhất.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là khoản vay tài chính của mỗi cá nhân với những ngân hàng khác nhau nhưng nhưng có đặc điểm chung là không được thanh toán đúng hạn hoặc thậm chí không trả số tiền mình đã vay. Nếu quá hạn thanh toán 90 ngày thì sẽ bị xem là nợ xấu.
Các nhóm nợ xấu
Hiện nay nợ xấu được phân loại theo 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày thì có thể xem xét cho vay.
- Nhóm 2: là nhóm nợ cần chú ý, nợ quá hạn từ 10-30 ngày thì có thể xem xét cho vay sau 12 tháng.
- Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày thì có thể xem xét cho vay sau 5 năm.
- Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ bị mất vốn, nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày sẽ xem xét cho vay sau 5 năm.
- Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn khi nợ từ 180 ngày trở lên, tương tự cũng xem xét cho vay sau 5 năm
Nợ xấu có đi Nhật được không?
Hiện nay xu hướng sang Nhật Bản để làm việc như theo diện kỹ sư, xuất khẩu lao động hay đơn giản là đi du học ngày càng nhiều. Tuy nhiên nếu lỡ vướng nợ xấu thì có thể xuất cảnh đi Nhật hay không cũng là thắc mắc chung của nhiều người.
Những trường hợp công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh:
Để xác định bản thân có được phép xuất cảnh hay không, bạn nên quan tâm việc mình có thuộc diện bị pháp luật Việt Nam cấm xuất cảnh hay không căn cứ theo quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất số 07/2015 của Bộ công an về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
- Công dân đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế hoặc đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Công dân đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính (trừ trường hợp có đặt tiền, tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó).
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan nào đó.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Công dân có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Tóm lại nếu công dân Việt Nam đang thực hiện một nghĩa vụ nào đó với Nhà nước hay cá nhân, tổ chức thì sẽ bị hạn chế quyền xuất cảnh. Đặc biệt khi công dân phải thực hiện nghĩa vụ khác về tài chính bao gồm cả nợ xấu chưa trả đúng hẹn cũng sẽ bị hạn chế đi Nhật.
Cách giải quyết nợ xấu để sang Nhật
Trường hợp vướng nợ xấu và có khả năng bị hạn chế sang Nhật tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bởi
- Thứ 1: Nếu bạn muốn sang Nhật nhưng chưa có khả năng trả hết nợ mà có tài khoản đảm bảo cho khoản vay, có tài sản thế chấp ngân hàng như nhà cửa, xe cộ hay đất đai hợp pháp và được ngân hàng chấp nhận thì bạn hoàn toàn có thể sang Nhật được.
- Thứ 2: Nếu bạn ủy quyền cho người thân như bố, mẹ, anh, chị,… trả tiền giúp bạn bằng một tài khoản khác và được phía ngân hàng chấp thuận thì bạn vẫn có thể xin Visa sang Nhật được.
Tuy nhiên nếu bạn có khả năng tài chính thì có thể trả hết nợ xấu tại ngân hàng thì bạn sẽ không bị hạn chế xuất cảnh. Vấn đề xuất nhập cảnh là vấn đề khá phức tạp cũng như vô cùng quan trọng trong việc quản lý cho nên công dân Việt Nam vẫn phải tuân thủ những quy định này theo pháp luật.
Kinh nghiệm phòng tránh và giải quyết nợ xấu
Để tránh gặp phải tình trạng nợ xấu ảnh hưởng đến việc xuất cảnh thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần suy nghĩ kỹ về năng lực trả nợ của mình ở mức nào để có các khoản vay cho phù hợp.
- Sử dụng số tiền vay 1 cách hợp lý để có thể thanh toán nợ đúng hạn.
- Ghi lại các mốc thời gian thanh toán nợ đúng quy định.
- Nếu không thể trả nợ đúng hạn thì cần liên hệ sớm với nhân viên ngân hàng để trao đổi, tránh tình trạng trả nợ trễ thời hạn được quy định trong hợp đồng.
Nợ xấu có vay vốn ngân hàng sang Nhật được không?
Tùy vào mức nợ xấu mà ngân hàng sẽ cân nhắc cho vay những khoản vay phù hợp. Tuy nhiên để có thể vay vốn ngân hàng thì người vay cũng phải đáp ứng tối thiểu những điều kiện sau:
- Độ tuổi vay vốn không quá 60 đối với nam, 55 tuổi đối với nữ
- Có đầy đủ giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu có), căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân… còn thời hạn và không bị rách hay tẩy xóa,…
- Có tài sản thế chấp cho ngân hàng mà không bị tranh chấp, kiện tụng, vướng quy hoạch,…
Trên đây là bài viết “Nợ xấu có đi Nhật được không?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, kỹ sư Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản, kỹ năng đặc định bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0963436483.
>>Xem thêm: Thủ tục vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản có khó không?