Có rất nhiều sinh viên thắc mắc vấn đề liên quan tới việc học tập bên Nhật Bản, đặc biệt là điều kiện và thủ tục yêu cầu của các cấp học.
ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG
Đại học: chương trình đại học chính quy thường kéo dài 4 năm, riêng y khoa, nha khoa và thú y học kéo dài 6 năm. Tùy theo các trường đại học, có chế độ cho sinh viên không chính quy học như sinh viên dự thính và sinh viên chỉ học một số môn chứ không học hết chương trình. Có chế độ dành cho du học sinh có mục đích nghiên cứu và học lấy bằng cấp, hoặc du học ngắn hạn đối với du học sinh không có mục đích lấy bằng.
Cao đẳng: Thời gian học cao đẳng thường là 2 năm, nhưng cũng có những ngành 3 năm như y tá, hộ lý. Các trường đại học ở Nhật Bản lấy trọng tâm là nghiên cứu học thuật, lý luận, còn các trường cao đẳng chủ yếu đào tạo các kỹ năng ứng dụng trong thực tế. Trong hệ cao đẳng 1/3 là trường nữ. Các khoa nhân văn, gia chánh, sư phạm, xã hội chiếm hơn một nửa.
1) Điều kiện vào đại học, cao đẳng: Muốn vào các trường đại học và cao đẳng của Nhật Bản phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
① Hoàn thành 12 năm học phổ thông tại nước sở tại (học xong trung học phổ thông).
② Người đủ 18 tuổi, đã thi đỗ trong kỳ kiểm tra học lực tương đương trình độ phổ thông trung học 12 năm ở nước ngoài.
③ Người đủ 18 tuổi đã đỗ ở kỳ thi các trường nước ngoài tại Nhật Bản có trình độ tương đương với bậc phổ thông trung học tại nước đó.
④ Người đủ 18 tuổi có bằng tú tài quốc tế, Abitur của Đức, bằng tú tài của Pháp.
⑤ Người đủ 18 tuổi đã hoàn thành xong chương trình 12 năm học của trường quốc tế được các tổ chức quốc tế (WASC, CIS, ACSI) công nhận.
⑥ Người đủ 18 tuổi đã được công nhận theo tiêu chí tuyển chọn của các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp.
※ Từ ① ~ ③ trong trường hợp không đủ 12 năm thì phải học thêm các lớp dự bị theo quy định.
*Sự khác nhau của học sinh dự thính và học sinh học lấy trình: Cả hai đều là hệ không chính quy, mục đích là học không cần lấy bằng. Tuy nhiên học sinh dự thính không lấy trình, còn loại kia học để lấy trình. Tư cách để lấy Visa “du học” đối với 2 loại học sinh này là phải học 1 tuần 10 tiết (600 phút).
2) Các giấy tờ cần thiết
Tuỳ theo từng trường và các cấp học có thể khác nhau, nhìn chung cần các giấy tờ sau (nên trao đổi cụ thể với các trường mình có nguyện vọng):
① Đơn xin học (theo mẫu của trường).
② Sơ yếu lý lịch.
③ Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (hay giấy chứng nhận tạm thời).
④ Bảng điểm phổ thông trung học.
⑤ Thư tiến cử của hiệu trưởng hoặc giáo viên trường đó.
⑥ Giấy khám sức khoẻ.
⑦ Ảnh.
⑧ Giấy chứng nhận ngoại kiều (trường hợp đang ở Nhật).
⑨ (Giấy tờ có liên quan tới người bảo lãnh).
Khi nào chuẩn bị?
Thời gian nộp giấy tờ nhanh vào tháng 7, chậm vào tháng 3 hàng năm. Các trường nhập học mùa thu (tháng 9 hoặc 10) do các trường tự quyết định, thường vào khoảng đầu thu đến hè năm trước. Cần xác định lại lịch ở quyển thông báo tuyển chọn.
3) Kỳ thi tuyển
Được tiến hành dựa trên một số tiêu chí sau đây. Có nhiều trường tiến hành thi tuyển theo chế độ đặc biệt dành cho sinh viên nước ngoài:
① Xét tuyển hồ sơ*
② Kiểm tra học lực
③ Phỏng vấn
④ Viết báo cáo hoặc bài tự luận
⑤ Kiểm tra một số năng lực khác có liên quan
⑥ Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)*
⑦ Kỳ thi năng lực tiếng Nhật*
⑧ Kỳ thi đại học tại trung tâm quốc gia. Bạn có thể thi tại nước ngoài.
Kỳ thi tại các trung tâm thi đại học là gì?
Ở một số trường đại học công và tư có bắt buộc thi vào trường đối với học sinh người Nhật tại các trung tâm thi tuyển. Với học sinh nước ngoài đa số được miễn kỳ thi này, nhưng có một số trường(chủ yếu y dược, nha khoa) thì phải thi.
*Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) là gì?
Kỳ thi du học Nhật Bản là kỳ thi do JASSO tổ chức, được coi là một phần nội dung thi tuyển dành cho các sinh viên du học tự túc muốn theo học đại học tại Nhật Bản.
Đại diện tổ chức thi kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) ở Việt Nam:
1) Hà Nội: Trường Đại học Ngoại thương (khoa Tiếng Nhật).
2) TP. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh (Phòng Quan hệ Quốc tế).
*Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là gì (JLPT)?
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là kỳ thi nhằm đánh giá và công nhận năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài, được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm tại nước Nhật và nước ngoài .
Có trường đại học cần phải sát hạch cho những thí sinh dự bị thi đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đến từ những thành phố thuộc những nước không tổ chức thi “Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)”.
HỆ CAO HỌC
*Điều kiện vào hệ cao học:
Tuỳ theo từng trường và các cấp học có khác nhau nhưng phải đáp ứng những điều kiện sau:
1 Hệ thạc sĩ
① Người đã tốt nghiệp hệ đại học 4 năm.
② Người nhận học vị cử nhân do cơ quan cấp học vị hoặc hội đồng đại học.
③ Người đã hoàn thành chương trình giáo dục 16 năm ở nước ngoài.
④ Tại Nhật Bản, người đã hoàn thành quá trình 16 năm giáo dục bắt buộc có quá trình đại học ở nước ngoài.
⑤ Người đã hoàn thành chương trình chuyên sâu ở các trường chuyên nghiệp.
⑥ Người có học lực tương đương với tốt nghiệp đại học do Hội đồng thẩm tra tư cách tuyển sinh cá biệt công nhận và phải đủ 22 tuổi trở lên.
2. Hệ tiến sĩ
① Người có bằng thạc sĩ hoặc có học vị chuyên ngành.
② Người nhận học vị thạc sĩ hoặc học vị tương đương với bằng thạc sĩ được cấp ở nước ngoài.
③ Người đã hoàn thành chương trình đào tạo bắt buộc thạc sĩ ở nước ngoài, có học vị tương đương với học vị thạc sĩ hoặc học vị chuyên ngành.
④ Người đã tốt nghiệp đại học (cả đại học ở nước ngoài) có 2 năm trở lên nghiên cứu và làm việc ở cơ sở nghiên cứu có học lực tương đương với học vị thạc sĩ.
⑤ Người được có học lực tương đương với trình độ thạc sĩ do Hội đồng thẩm tra tư cách tuyển sinh đặc biệt công nhận và phải từ 24 tuổi trở lên.
4. Hệ tiến sĩ (Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y)
① Người hoàn thành chương trình học 6 năm đại học Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y.
② Người có học vị thạc sĩ tại Nhật Bản và học vị chuyên ngành.
③ Tại nước ngoài, người đã hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học 18 năm.
④ Tại Nhật Bản, người đã hoàn thành chương trình giáo dục 18 năm tại các cơ sở giáo dục được chỉ định có quá trình đào tạo đại học nước ngoài.
⑤ Người được có học lực tương đương với trình độ thạc sĩ do Hội đồng thẩm tra tư cách tuyển sinh đặc biệt công nhận và phải từ 24 tuổi trở lên.
Tham khảo thêm các website về các cấp học:
Bộ Giáo dục và khoa học: http://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/shikaku/
Hướng dẫn vào cao học Nhật Bản (JASSO): jasso.go.jp/study_j/schinfo_e.html
Tra cứu hệ cao học (Japan Study Support): jpss.jp/en/
*Các giấy tờ cần thiết
Tuỳ theo từng trường và các cấp học có thể khác nhau, nhìn chung cần các loại giấy tờ sau:
① Đơn xin nhập học (mẫu đơn của nhà trường)
② Lý lịch
③ Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học (hoặc thời gian dự định sẽ tốt nghiệp)
④ Giấy chứng nhận tốt nghiệp thạc sĩ (hoặc thời gian dự định tốt nghiệp) (trường hợp thi vào tiến sĩ)
⑤ Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
⑥ Thư giới thiệu của hiệu trưởng, trưởng khoa hoặc giáo sư hướng dẫn
*Kỳ thi tuyển
⑦ Luận văn tốt nghiệp đại học và bản tóm tắt nội dung của luận văn đó
⑧ Kế hoạch nghiên cứu
⑨ Giấy khám sức khoẻ
⑩ Ảnh
⑪ Thẻ đăng kí ngoại kiều (trường hợp sinh viên sống ở Nhật Bản)
⑫ (những giấy tờ có liên quan tới người bảo lãnh) Được tiến hành dựa trên một số tiêu chí dưới đây. Thời gian thi thường vào tháng 8 – tháng 10, nhưng có lúc vào tháng 2 – tháng 3.
① Xét tuyển hồ sơ
② Kiểm tra học lực (tổ chức tại trường đại học)
③ Phỏng vấn
④ Viết báo cáo, tự luận
⑤ Thi vấn đáp liên quan đến chuyên nghành
*Nghiên cứu sinh là gì?
Nghiên cứu sinh là sinh viên không chính quy.
① Không lấy học trình mà chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn.
② Là những du học sinh ngắn hạn trong khuôn khổ trao đổi sinh viên giữa các trường đại học
③ Làm nghiên cứu sinh để chuẩn bị học cao học
Nên chuẩn bị lúc nào?
Nhà trường thông báo tiêu chuẩn tuyển chọn từ tháng 6 đến tháng 8 của năm trước. Muốn biết thêm chi tiết hãy liên hệ trực tiếp với trường. Bạn phải dành nhiều thời gian để xin hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, và thời gian gửi.
Để nhận được Visa “du học” nghiên cứu sinh phải lên lớp ít nhất 10 tiết mỗi tuần.
※ Có nhiều trường chỉ xét tuyển hồ sơ rồi cho nhập học.
※ Trong trường hợp bạn muốn trở thành sinh viên chính thức của hệ cao học thì bạn phải trực tiếp dự thi hoặc có nhiều trường chấp nhận cho bạn làm “Nghiên cứu sinh” trước khi vào học chính thức.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 0908.79.8386