Học tiếng Hàn thành thạo là một trong những khó khăn mà các bạn du học sinh lo ngại. Tuy nhiên, cũng giống như tiếng Anh, tiếng Nhật, nếu nắm được cấu trúc ngữ pháp thì việc học tiếng Hàn cũng sẽ dễ dàng thôi. Dưới đây là một số lưu ý về ngữ pháp tiếng Hàn căn bản.
Học tiếng Hàn cần chú ý trợ từ chủ ngữ
Trong khi học tiếng Hàn, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều cấu trúc khác nhau, tuy nhiên điều căn bản cần nhớ nhất chính là trợ từ chủ ngữ.
Loại trợ từ này thường được đặt ở sau danh từ hay đại từ dùng để chỉ danh từ hay đại từ đó là chủ ngữ ở trong câu.
Học tiếng Hàn phải nhớ trợ từ
Có hai loại trợ từ phổ biến là:
– Loại trợ từ chỉ danh từ mà nó gắn vào và là đích đến của động từ nói về hướng đi, di chuyển.
Ví dụ:
+ 도서관에 가요. (Đi đến thư viện)
+ 서점에 가요. (Đi đến hiệu sách)
– Loại trợ từ chỉ danh từ mà nó gắn vào là nơi có mặt của chủ ngữ và nó thường đi kèm với các động từ chỉ tồn tại. Ví dụ:
+ 서점은 도서관 옆에 있어요. (Hiệu sách nằm cạnh thư viện)
+ 우리집은 센츄럴에 있어요. (Nhà chúng tôi ở Central)
Học tiếng Hàn cần chú ý đến đuôi từ kết thúc câu
Thông thường, đuôi từ kết thúc câu sẽ có một vài quy định riêng, cụ thể:
– Các động từ sẽ đi kèm với đuôi “아요” khi ở âm cuối của gốc động từ là các nguyên âm “ㅏ” hoặc “ㅗ”.
Ta có thể nhìn thấy điều này rõ hơn thông qua ví dụ:
알다: biết
알 + 아요 –> 알아요
좋다: tốt
좋 + 아요 –>좋아요
– Các động từ kết hợp đuôi “어요” khi âm cuối của gốc động từ là nguyên âm khác “ㅏ”, “ㅗ” và 하. Cụ thể:
있다: có
있 + 어요 –> 있어요
먹다: ăn
먹 + 어요 –> 먹어요
없다: không có
없 + 어요 –> 없어요
– Các động từ tính từ kết thúc với 하다 thì sẽ kết hợp cùng “여요”. Ví dụ:
공부하다: học
공부하 + 여요 –> 공부하여요 –> 공부해요(rút gọn)
좋아하다: thích
좋아하 + 여요 –> 좋아하여요 –> 좋아해요(rút gọn).
Học tiếng Hàn cần ghi nhớ các từ chỉ vị trí
Cấu trúc câu hỏi, chỉ vị trí sẽ như sau: Danh từ +은/는/이/가 Danh từ nơi chốn + từ chỉ vị trí + 있다/없다.
Một số từ chỉ vị trí phổ biến:
옆 + 에: bên cạnh
앞 + 에: phía trước
뒤 + 에: đàng sau
아래 + 에: ở dưới
밑 + 에: ở dưới
안 + 에: bên trong
밖 + 에: bên ngoài
Học tiếng Hàn cần chú ý trạng từ phủ định “không thể”
Thông thường, các trạng từ phủ định “không thể” sẽ được kết hợp với các từ hành động để tạo thành câu có nghĩa “không thể làm được cái gì đó” hoặc dùng với vai trò phù nhận “muốn nhưng hoàn cảnh không cho phép”…
Trên đây là một số lưu ý về ngữ pháp căn bản khi học tiếng Hàn. Mọi thắc mắc về chương trình du học và XKLĐ Hàn Quốc
Hỗ trợ du học sinh Việt Nam – Hotline: 0908.79.8386