Đến nay, đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản đã có chính thức lên đến 77 ngành nghề khác nhau tuyển chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản thay vì chỉ có 66 ngành như như trước đây.
Đây cũng chính là cơ hội được mở ra dành cho những lao động Việt Nam. Vậy những ngành nghề đó cụ thể là gì? Công việc của từng ngành nghề ra sao? Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Các ngành nghề thực tập sinh Nhật Bản
Lý do mà những năm gần đây lao động Việt Nam chọn đi làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng có lẽ là do mức lương mà họ nhận đucợ cao hơn rất nhiều so với mức lương trung bình ở Việt Nam ở cùng một thời điểm và cùng một công việc.
Ở Nhật Bản, môi tháng bạn có thể gửi về cho gia đình một khoản khá cao khoảng 15 đến 25 triệu tuỳ thuộc vào khả năng làm việc mà mức ođọ làm thêm giờ của bạn. Không những vậy, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có tính kỷ luật cao, có nền kinh tế văn hoá giáo dục thuộc top đầu thế giới,… Chính là cơ hội để bạn được học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức quý báu đó.
Tuy nhiên, việc đi lao động ở nước ngoài đồng nghĩa với việc bạn phải xa đình, cần phải thích nghi được với cuộc sống mới. Vậy nên bạn cần phải cố gắng hơn rất nhiều để có thể vượt qua được những bỡ ngỡ, khó khăn,…
Dưới đây là những nghề nghề thực tập sinh Nhật Bản, các bạn cùng tham khảo nhé
Ngành nông nghiệp: Có lẽ ngành nông nghiệp là ngành có nhiều lợi thế nhất mà người lao động nhận được như là chi phí thấp, không yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm lmà việc,… Đây cũng là một trong những đơn hàng rất hấp dẫn người lao động có mong muốn đi Nhật làm việc.
Ngành nông nghiệp được chia thành 2 nhóm nghề cơ bản và có những công việc cụ thể như sau:
- Nông nghiệp trồng trọt: trồng cây ăn quả, trồng rau quả trong nhà kính, làm ruộng/ trồng rau,…
- Nông nghiệp chăn nuôi: nuôi lợn, nuôi gàm làm bơ sữa,…
Ngành ngư nghiệp: Đây cũng là một ngành nghề có lợi thế cao bởi chế độ đãi ngộ tốt cùng với mức lương cao đáng mơ ước. Là một trong những đơn hàng rất được các lao động để tâm đến.
Ngành ngư nghiệp có 2 nhóm công việc chính sau:
– Nghề nuôi trồng thuỷ sản: nuôi trồng sò điệp
– Nghề cá đi tàu: đánh cá bằng lưới đặt, đánh cá thả, câu mực, đánh cá ngừ vằn, đánh cá bằng lưới quăng, đánh cá bằng lưới cố định, đánh cá lồng tôm, cua, đánh cá bằng lưới rê.
Ngành xây dựng: là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn tại Nhật Bản. Công việc của ngành cũng rất phong phú như:
- Khoan giếng: Bao gồm có khoan đập và khoan xoay
- Chế tạo kim loại miếng: Chế tạo kim loại miếng dùng để làm đường ống phục vụ trong xây dựng.
- Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh
- Chế tạo phụ kiện xây dựng: Gia công những phụ kiện xây dựng bằng gỗ để phục vụ cho công việc.
- Thợ mộc xây dựng: Chế tạo và đóng các nội thất bằng gỗ như khung cửa, sàn gỗ,…
- Lát gạch, lợp ngói, trát vữa lên tường
- Ghép cốp pha, lắp ghép sắt thép để đổ bê tông các mặt sàn, dựng dàn giáo, giải toả mặt bằng xây dựng
- Thợ điện, nước: đi các đường ống nước và đường điện vào tường sao cho đúng với bẳng thiết kế có sẵn.
- Nghề đá: sản xuất và chế tao ra những sản phẩm bằng đá như gạch đá,…
- Hoàn thiện nội thất: lắp đặt tấm lợp trần nhà, lắp đặt rèm cửa, ốp lát sàn nhà, lắp đặt các thiết bị nhà vệ sinh , nhà bếp,…
- Lắp đặt khung nhôm toà nhà hoặc nhà ở
- Chống thấm bằng phương pháo bịt kín
- Dán giấy: dán giấy vào tường hoặc trần nhà
- Một số công việc liên quan đến rút nước ngầm kiểu wellpoint
- Sử dụng các công nghệ máy móc để an ủi mặt bằng, bốc dỡ, đào xới, cán mặt bằng
Ngành chế biến thực phẩm: là một trong những ngành nghề được đánh giá là có công việc nhẹ nhàng, không yêu cầu kinh nghiệm, và có nhiều việc làm thêm,… Cụ thể các nghề và công việc cụ thể của ngành như sau:
- Nghề đóng hộp thực phẩm
- Gia công sử lý thịt gà
- Chế biến thực phẩm thuỷ sản gia nhiệt: sử dụng phương pháp chiết hay sấy khô các thực phẩm. Chế biến thực phẩm ướp gia vị và chế biến thực phẩm hun khói.
- Chế biến thực phẩm không gia nhiệt: chế biến các thực phẩm khô, thực phẩm lên men, hay thực phẩm muối
- Hàng thuỷ sản nghiền thành bột: việc lmà chả cá kamaboko
- Sản xuất thịt lợn từng phần
- Chế biến thịt nguội: làm xúc xích, thịt muối xong khói, giăm bông
- Làm bánh mì
- Chế biến đồ ăn nhanh
Ngành dệt may: đây là ngành nghề có nhiều lao động nữ lựa chọn nhất với những ưu điểm mức lương cao, ổn định, nhiều việc làm thêm. Công việc cụ thể khi tham gia ngành dệt may là:
- Dệt kim: đẹt tất hoặc dệt kim tròn
- Dệt kim đan dọc
- Nhuộm vải: bao gồm các loại vải len, hàng dệt kim, các loại vải tổng hợp khác,…
- Xe chỉ: xe chỉ sơ cấp, xe chỉ tinh, guồng chỉ, xoắn hay chặp đôi
- Dệt: sẽ làm thao tác giai đoạn chuẩn bị, dệt và hoàn thiện
- Sản xuất đồ lót
- Sản xuất đồ cho năm giới/ nữ giới
- Sản xuất ga gối
- Làm hàng vải bạt
- Sản xuất thảm: thảm dệt, thảm chần sợi nổi vòng, tahmr kim đục lỗ
- May tấm lót ghế
Ngành cơ khí và kim loại: là một trong những ngành mũi nhọn tại Nhật Bản giúp nền kinh tế của Nhật lọt top thế giới. Tuy nhiên do thiếu hụt nhân lực trầm trọng vì vậy mà chính phủ NHật Bản đã đưa ra chính sách tiếp nhận lao động ngước ngoài về làm việc. Công việc cụ thể của ngành bao gồm:
- Rèn: Đúc các sản phẩm bằng sắt, hay kim loại màu
- Rèn: rèn khuôn sử dụng các máy ép, hoặc rèn khuôn sử dụng búa đập.
- Ép kim loại như sắt thép, nhôm,…
- Gia công cơ khí: làm bằng các phương pháp tiện hoặc phay
- Đúc khuôn: có 2 dạng đúc khuôn là đúc khuôn buồng nóng hoặc đúc khuôn buồng lạnh.
- Chế tạo vật liệu thép: vật liệu thép dùng để kết cấu các công trình
- Chế tạo kim loại tấm: làm việc tại nhà máy để làm kim loại tấm cho các loại máy móc.
- Mạ: có 2 dạng là mạ điện hoặc mạ điện dung nóng
- Xử lý anốt nhôm
- Kiểm tra máy móc
- Bảo dưỡng máy móc cũng như các thiết bị để đảm bảo an toàn
- Gia công tinh: các đồ gá và dụng cụ, khuôn kim loại, lắp rắp máy móc
- Lắp ráp các thiết bị điện tử và máy móc
- Lắp ráp thiết bị và các máy điện: máy điện quay, máy chế chiến, bảng điều khiển tổng đài, dụng cụ điều khiển công tắc, cuốn cuộn dây may điện quay.
- Sản xuấ bảng điều khiển in: thiết kế và chế tạo các tấm mạch in
Các ngành nghề khác như:
– Làm đồ handmade
– Làm công việc đóng sách
– Đúc đồ nhựa bằng các phương pháp như: ép, phun, bơm hay thổi,…
– Đúc chất dẻo cường hoá: công việc này sử dụng bằng tay đúc từng lớp
– Sơn các toà nhà, hoặc sơn kim loại, cầu thép, hoặc sơn phun
– Hàn: hàn bán tự động hoặc hàn bằng tay
– Đóng gói công nghiệp
– Làm thùng các tông: lmà thùng in săn, dán thùng giấy các tông, đục lỗ thừng các tông in sẵn, hoặc làm thừng các tông theo kích thước yêu cầu,…
– Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô theo yêu cầu của khách tại các gara ô tô
– Vệ sinh toà nhà, khách sạn, nhà hàng,…
– Hộ lý/ đường dưỡng tại các bệnh viện dưỡng lão,…
– Sản xuất sản phẩm gốm sứ công nghiệp: đúc gốm bằng bàn xoay máy, tạo hình áp lực hay in hình lên sản phẩm gốm
Trên đây là bài viết “Các ngành nghề thực tập sinh Nhật Bản phổ biến”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham gia các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, du học Nhật Bản, kỹ sư Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản, kỹ năng đặc định bạn có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi: 0963436483.
>>Xem thêm: Mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản là bao nhiêu?